Cách chữa vấn đề Limit Admob

Mở đầu

Limit Ads – một vấn đề đau đầu mà rất nhiều bạn đang gặp phải trong quá trình kiếm tiền qua AdMob. Trong quá trình đi tìm giải pháp thì mình đọc được một bài viết rất hay. Do vậy mình sẽ trích dẫn và sẽ có link bài viết gốc bên dưới. Trong bài viết này ngoài những gì đã trích dẫn, mình sẽ chia sẻ thêm một số thông tin khác liên quan do mình tổng hợp được.

Chúng ta bắt đầu nhé

Mình xin chia sẻ 1 số tip và cách để chữa limit cho anh em. Do có nhiều anh em hỏi. Mình cũng thực hiện với 1 vài tài khoản của mình bị và hướng dẫn 1 vài anh em chữa thì thấy tỷ lệ thành công khoảng 70%. Cái này mình áp dụng với các tài khoản AdMob cũ đang dùng ngon lành thì bị limit. Còn các tài khoản mới lập bị limit luôn thì mình chưa thử lần nào. Anh em nào bị limit có thể xem mình bị trong trường hợp nào nhé.

Đầu tiên mình phải hiểu nguyên nhân làm sao bị limit. Theo mình thấy thì bi limit là chắc chắn cách đặt ads của mình sai và có vấn đề. Nhưng vấn đề lại là không phải ai sai cũng bị limit. Nhưng limit thì chắc chắn là ads sai, anh em để ý các tài khoản bị limit thi thoảng Google sẽ nhả cho mình tầm 1 – 2 tuần hoặc 1 tháng rồi lại bị limit tiếp (quá trình nhả rồi khoá này của Google là để xem anh em có động thái gì sửa ads hay không) sau đó đánh giá nếu ok thì nhả hẳn hoặc không thì limit tiếp và anh em rơi vào 1 vòng lặp limit, nhả, limit vô cùng mệt mỏi.

Có nhiều khi cùng 1 lỗi sai thì tài khoản này bị limit luôn nhưng tài khoản khác thì Google chỉ báo lỗi ở app đó và mình sửa lại lỗi đó là được. Như vậy kết luận lại là bị limit là khả năng rất cao ads của anh em đang đặt bị sai, mình sẽ phải rà lại cách đặt ads và sữa lại cho đúng.

Các bước mình thường làm là.

Trường hợp tìm được lỗi sai của ads.

Bước 1: Tìm ra lỗi sai của ads.

Bước 2: Xoá hết id ads của app đó đi và đợi cho Admob báo hết limit (thường mất khoảng 1 2 tuần). Sau đó add lại các id ads như cũ.

Bước 3: Sửa lỗi hiển thị ads.

Bước 4: Hạn chế request ads tăng dần dần bằng cách cài đặt % request ads lên AdMob (mình thường làm là sau khi add id ads vào mình sẽ tăng dần request mỗi ngày 10% để AdMob không thấy lượng request tăng 1 cách quá bất ngờ).

Bước 5: Sau khi tăng dần thì anh em sẽ lại bị limit 1 lần nữa sau khoảng 2 tuần hoặc 4 tuần thay đổi như trên. Đây là quá trình này Google limit để đánh giá anh em xem đã làm đúng chưa. Nếu đúng Google sẽ nhả hẳn limit còn sai thì lại limit tiếp. Khi đó anh em quay về Bước 1.

Nhiều trường hợp sau khi sửa thì anh em hết hẳn limit luôn mà không bị limit đánh giá ở Bước 5 này nữa. Cái này do anh Google thôi anh em ạ, đừng hỏi tại sao nhé.

Trường hợp không tìm được lỗi sai ở chỗ nào của ads. Tức là anh em đang không biết mình sai cái gì sai ở đâu sai ở định dạng nào banner, interstitial hay native ads. Thì anh em cứ làm như các bước trên nhưng lưu ý là ở bước 2 anh em thay đổi lại 1 chút là anh em sẽ add từng id vào từ từ mục đích là để xem lỗi ở định dạng ads nào, biết được lỗi ở định dạng nào rồi thì 1 là sửa 2 là anh em bỏ hẳn cái định dạng đó đi, ăn ít đi chút cũng được còn hơn không có gì ăn. Ví dụ đầu tiên anh em xoá hết id ads đi rồi đợi hết limit sau đó thì add banner vào trước, tăng dần request từ 0-> 100% rồi để 1 tháng nếu không limit thì add tiếp interstitial vào, nếu ok tiếp thì add các định dạng khác vào, cái nào mà sai thì cứ add vào tầm 1 tuần là thấy limit ngay, limit rồi thì ae lại phải làm lại từ bước 1 là xoá hết đi làm lại từ đầu, lần sau bỏ hẳn cái định dạng làm bị limit đi hoặc là phải sửa cho dứt điểm.Tổng hợp 1 số lỗi mình từng thấy anh em hay bị limit. Lưu ý các lỗi này có anh em bị limit có anh em thì chỉ bị báo lỗi thôi nên anh em nào bị limit thì cứ check lại cả nhé. Tốt nhất anh em nên mở check list của từng định dạng và check lần lượt tất cả các check list xem mình có bị lỗi gì không nhé. Anh em nào chưa theo dõi cái video hướng dẫn về Invalid Traffic thì có thể lấy lại slide mình tải lên đây trên này mình thấy khá đầy đủ thông tin và các lỗi anh em thường gặp dẫn đến limit.

Native ads:

– Viền border của native ads quá nổi bật

– Thiếu biểu tượng Ads Choice.

Banner:

– Banner che mất nội dung, đè lên các control action hoặc gần sát quá làm user bấm nhầm.

– Cố tình resize lại banner sau khi load

Kinh nghiệm cá nhân: Bạn hãy thiết kế một quảng cáo native giống với banner để thay thế. Như vậy có thể tránh được các policy đối với banner

Interstitial

– Hiển thị quá nhiều (action nào cũng show)

– Gây hiểm nhầm định hướng của user

Ví dụ: user ấn nút back thì nhiều anh em lại show Interstitial gây hiểu nhầm cho user)

– Show khi open app và thoát app không đúng

Kinh nghiệm cá nhân:

Với quảng cáo Inter mình sử dụng Firebase Remote Config để thực cơ chế giãn số lần hiển thị Inter. Show rate sẽ giảm nhưng sẽ an toàn hơn.

Trong trường hợp sử dụng Inter trong màn hình Splash khi vào app, với trường hợp vào app lần thứ 2 trở đi mình sẽ show button Get Started khi load ad xong. User nhấn vào nút đó thì mới show quảng cáo. Mọi người thường sẽ làm như sau: preload quảng cáo -> hiển thị quảng cáo -> user đóng quảng cáo -> show màn hình Main. Làm như vậy sẽ bị sai policy của quảng cáo Inter – quảng cáo chuyển tiếp.

Mình bổ sung thêm 1 cách nữa là sử dụng Open Ad ở vị trí Splash Ad. Hình thức quảng cáo này sẽ thân thiện hơn và CTR có thể ở mức cao OK.

Open ads

– Dùng open ads nhưng bên dưới open ads lại có 1 định dạng ads khác.

Kinh nghiệm cá nhân: Với trường hợp này, mình sẽ xử lý bằng cách ẩn quảng cáo Native/Banner mỗi khi quảng cáo Open Ad được hiển thị. Mình thấy cách này có hiệu quả nhất định, đã thử chạy vài tháng và chưa thấy vấn đề gì.

Trên đây là kinh nghiệm mình thấy hay nên share cho anh em. Anh em nào có kinh nghiệm hơn bổ sung giúp nhé. 😀😀😀

Chú ý:

Với những lỗi những lỗi vi phạm trực tiếp policy như native ad có viền, banner đè, app open đè quảng cáo khác, nếu làm sai sẽ bị ảnh hưởng đến app/account chứ không phải là chỉ limit traffic. Mọi người nhớ check thật kĩ nhé.

Kết bài

Trên đây là những chia sẻ của tác giả về các thông tin, giải pháp liên quan đến vấn đề Limit AdMob. Mình sẽ tổng hợp thêm các kinh nghiệm trong bài viết này thường xuyên. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Nếu bạn có thông tin hữu ích hoặc vấn đề cần được hỏi đáp thì comment tại bài viết của tác giả:

https://www.facebook.com/groups/1409955539055567/posts/4590992814285141

Tham khảo thêm

Cách bạn có thể ngăn chặn hoạt động không hợp lệ – Google AdMob Trợ giúp

https://drive.google.com/file/d/12lRyb6j8O4UC_dlctIJsvQUkV4kt6sHp/view?usp=sharing

Mobile Ads – Dumb Coder

https://drive.google.com/file/d/1EvW2hMBu3B0tmDwfzBJlwH2BW3JcVpRC/view?usp=sharing

https://support.google.com/admob/answer/10502938?hl=v

Loading

Là một người thích chia sẻ, tôi tạo ra blog này để mọi người - đặc biệt là các bạn mới vào nghề biết thêm được những kiến thức hữu ích. Rất mong nó sẽ có ích với bạn.
Back To Top